Củ sâm đất -Tác dụng và cách sử dụng

Cập nhật: 25/12/2020

Bạn thường nghe củ sâm đất được quảng cáo với rất nhiều công dụng nhưng chưa hiểu rõ thông tin về loại củ này. Bài viết này, Cucde.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại củ này cũng như tác dụng của chúng nhé!

Xem nhanh nội dung


1. Củ sâm đất là gì?

Sâm đất là một loài cây thảo mộc mọc hoang dã, thân đứng và lá tỏa ra sát đất. Bên ngoài nhẵn, các nhánh mọc ở phía dưới. Rễ có màu vàng nhạt và phát triển thành củ.

Lá sâm đất có hình dạng trái xoan (hay trứng ngược), mọc so le với nhau. Gốc lá thót lại tạo thành cuốn. Mỗi lá có chiều dài khoảng từ 5-7cm, chiều rộng 2-4cm. Cả hai mặt lá đều có màu xanh bóng, phiến dày và mép hơi lượn sóng.

Hoa sâm đất nhỏ, màu hồng thường mọc ở ngọn hoặc các nhánh. Hoa phát triển thành quả màu nâu chín, mọng nước.

2. Tác dụng của sâm đất đối với sức khỏe

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Củ sâm đất có tác dụng chống tăng đường huyết. Trong củ có chứa thành phần fructooligosaccharides giúp cơ thể không hấp thụ đường đơn, giảm hàm lượng glucose trong gan, tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.

Vì thế, sâm đất là một thực phẩm rất cần thiết cho những người đã mắc bệnh tiểu đường hoặc những người được bác sĩ chuẩn đoán có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Giúp điều hòa huyết áp

Trong sâm đất có chứa một lượng kali lớn giúp điều hòa nhịp tim, thư giãn các mạch máu và giúp hệ tim mạch làm việc tốt hơn. Từ đó hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ và đau tim.

Ngoài ra, kali trong sâm đất còn giúp cân bằng chất lỏng ở các mô và cân bằng natri ở các tế bào trong cơ thể.

Giúp kiểm soát lượng cholesterol

Sâm đất có chứa các thành phần giúp kiểm soát lượng cholesterol. Sử dụng sâm đất không những làm giảm lượng chất béo trung tính mà còn hạ lipoprotein trong cơ thể xuống mức thấp.

Ngoài ra, fructooligosaccharides có trong sâm đất còn làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu. Từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là bệnh tim mạch vành.

Hỗ trợ giảm cân

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sâm đất có tác dụng thúc đẩy việc giảm cân. Ăn sâm đất sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu hơn, giúp cơ thể tiêu thụ ít hơn các thức ăn khác. Sâm đất không chứa tinh bột và cung cấp một lượng calo thấp cho cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa

Sâm đất có chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ tối đa các khoáng chất và vitamin cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của cây sâm đất có các thành phần như: Fructooligosaccharides chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ, polyphenol. Các thành phần này giúp giảm lượng natri trong máu, giảm chứng hạ đường huyết, chống oxy hóa trong cơ thể.

Nhờ đó sức khỏe tim mạch được củng cố, hệ điều hành tim mạch làm việc tốt hơn cũng nhu ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim.

Giúp xương chắc khỏe

Trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie,canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Chính vì vậy mà sâm đất có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.

Hỗ trợ tăng cường testosterol

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sâm đất có các thành phần giúp tăng hàm lượng testosterol trong cơ thể một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh và chứng suy sinh dục phát triển muộn ở nam giới.

Lưu ý: Tuy mang nhiều công dụng nhưng sâm đất chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

3. Cách ăn củ sâm đất

Củ sâm đất sau khi gọt vỏ được chế biến thành các dạng như: nước, bột, chất ngọt dạng siro hoặc trà. Phần củ này còn có thể làm nước ép trái cây hoặc sấy khô để làm dưa chua lên men mang rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Phần thân rễ và thân cây thường được chế biến thành các món rau. Phần lá sau khi phơi khô được dùng làm trà pha uống có vị thơm và đắng nhẹ.