Cách trồng, kích rễ và nhân giống hoa lan tai trâu chuẩn nhất
Lan Tai Trâu hay còn được biết đến với những cái tên Ngọc Điểm , Nghinh Xuân , Lan Me … tên khoa học là Rynchostylis gigantea, là loài mà bất kỳ ai dù mới chơi hay chuyên nghiệp đều ưa chuộng vì cây khỏe, dễ chăm, mặt hoa đa dạng, hương thơm quyến rũ và đặc biệt là hoa nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng, kích rễ và nhân giống loài hoa này nhé.
Xem nhanh nội dung
Đặc điểm hoa lan tai trâu:
Lan tai trâu vốn là loài cây sống ở vùng nhiệt đới, có khả năng chịu nóng tốt. Lan tai trâu có rất nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là dòng hoa có màu trắng, xen lẫn các đốm tím đặc trưng. Hiện nay, nhiều người đã lai tạo thành công giống hoa có màu đỏ, màu hồng vô cùng bắt mắt.
Cây hoa lan tai trâu thuộc vào nhóm cây đơn thân. Lá cây có màu xanh lục, dài khoảng 30-40cm, bề rộng khoảng 5-7cm. Phần thân của cây có khá nhiều rễ không mọc thẳng. Khi cây nở hoa sẽ mọc thành chùm thẳng đứng buông xuống dưới, dài khoảng 40-50cm, hoa xếp xen kẽ nhau. Một cây trung bình sẽ cho ra từ 4-5 chùm hoa và hương thơm vô cùng ngây ngất. Thời gian hoa tươi và cho hương thơm khoảng 3-4 tuần mới hết.
Xem thêm: Tìm hiểu và phân biệt các loại lan đột biến?
Cách trồng và chăm sóc hoa lan tai trâu
Điều kiện ánh sáng:
Mặc dù lan tai trâu có khả năng chịu hạn và nắng nóng tốt, tuy nhiên bạn không nên đặt cây tại nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Tốt nhất hãy thiết kế hệ thống mái che giúp cây thoáng mát, đồng thời hãy đặt chậu cây tại những nơi thoáng mát và có gió.
Nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ lý tưởng nhất để trồng cây hoa lan tai trâu khoảng từ 25-30 độ C, độ ẩm từ 70% trở lên. Vào mùa hè, bạn cần tưới nước 2 lần mỗi ngày để tránh cho cây bị khô hạn. Tuy nhiên, nếu bạn trồng lan tai trâu trong giá thể thì chỉ cần tưới định kỳ 2-3 lần mỗi tuần là đủ, bởi nếu tưới quá nhiều, rễ cây sẽ bị úng nước khiến cây chết.
Bón phân:
Sử dụng phân NPK để bón cho cây lan khi cây mới bắt đầu mọc lá. Hãy bón phân định kỳ theo tuần, với 1/4 thìa phân hòa với 4 lít nước để tưới cho cây. Vào mùa xuân và hè, cần bón phân NPK theo tỷ lệ 30-10-10. Sang mùa thu đông, bón theo tỷ lệ 10-20-30. Đến khi cây bắt đầu ra hoa, nâng tỷ lệ Kali trong phân để giúp cây có đủ dinh dưỡng cho hoa nở bông.
Phòng bệnh cho lan tai trâu:
Lan tai trâu có khả năng chống chịu tốt với các loại dâu bệnh, do đó đây là loài cây rất phù hợp cho những người mới tập chơi lan nuôi trồng. Tuy nhiên với một cây lan mới đem từ rừng về nhà thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ mắc nấm và virut do thay đổi môi trường sống. Khi đó bạn cần làm như sau:
- Phun thuốc định kỳ 1 lần/ tháng vào mùa khô và mỗi 2 tuần 1 lần vào mùa mưa. Các loại thuốc như Boocđo, Ridomil Gold, Tilt Super... nhằm giúp cho cây đỡ bị nhờn thuốc.
- Mùa mưa bạn nên dọn sạch cỏ dại mọc trong vườn, tìm lá vàng bị bệnh và loại bỏ chúng.
- Xịt thuốc diệt trừ côn trùng, sâu, ốc sên xung quanh khu vực trồng cây và vườn của bạn.
Xem thêm: Hoa lan càng cua - Đặc điểm và cách chăm sóc
Cách kích rễ cho lan tai trâu
Bên cạnh việc chăm sóc thì công đoạn kích rễ cho cây cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cây phát triển nhanh như mong muốn và đem lại hiểu quả kinh tế cao. Để kích rễ cho cây, bạn cần thực hiện các bước như sau:
- Chuẩn bị một chậu nước khoảng 20 lít, sau đó lần lượt cho 1 gói thuốc Regnet, 100ml Vitamin B1, 1 gói Ridomil Gold và 50mg N3M. Hòa tan hỗn hợp trên trước khi bắt đầu ngâm rễ.
- Đem phần rễ cây lan tai trêu ngâm trong chậu hỗn hợp thuốc vừa pha trong 15 phút. Sau đó mang rễ ra phơi ở chỗ râm mát, mỗi ngày tưới phun sương nước đều đặn để giữ ẩm cho rễ.
- Sau khoảng 15-20 ngày là bạn có teher mang rễ cây trồng và các giá thể rồi. Sau khi rễ cây đã dài thêm khoảng 5-7cm thì có thể chuyển sang chậu mới.
Xem thêm: Hồng cổ Hải Phòng - Đặc điểm và cách chăm sóc chuẩn nhất
Ngâm rễ kích thích phát triển.
Cách nhân giống hoa lan tai trâu
Cách nhân giống tự nhiên:
Quan sát phần vòi hoa ở phía dưới các cành đang có hoa, nếu thấy vài đốt không ra hoa thì đó chính là vị trí sẽ mọc mầm khi nhân giống. Hãy dùng dao rạch nhẹ để tách phần vỏ của các đốt đó ra, sau đó bôi thuốc kích thích mọc mầm, dừng việc tưới cây lại trong 1 ngày.
Trong khi đợi cây ra mầm mới, hãy hòa phân NPK theo tỷ lệ 30-10-10 vào nước để tưới, hoặc dùng vitamin B1 và Atonik để giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây, thúc cây mau ra mầm mới.
Cách ngân giống bầng phương pháp treo ngược:
Chỉ áp dụng cách này với những cây lan tai trâu lâu năm nhưng chưa có cây con mọc ra. Hãy đem cây treo lên cành cao khoảng 2m cho phần ngọn cây hướng xuống đất. Sử dụng thuốc kích mầm bón cho cây tùy theo điều kiện thời tiết. Cuối cùng bạn chỉ cần đợ cho cây hoa ra mầm mới mà thôi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách giâm cành mộc?
Treo ngược các cành lan
Cách nhân giống bằng phương pháp thắt cây:
Cách này chỉ áp dụng đối với các cây lan tai trâu lâu năm, có bộ rễ chắc khỏe, thân dài trên 30cm. Hãy lấy một đoạn dây lõi đồng từ dây điện cũ, thắt chặt vào phần rễ to khỏe nhất sao cho dây lún vào trong khoảng 1mm. Vẫn tiến hành bón phân và tưới nước cây đầy đủ nhằm đảm bảo cây mẹ đủ dinh dưỡng để tạo thêm cây con từ phần rễ thị thắt lại.
Hoa lan tai trâu thường nở khoảng 1 tháng thì tàn. khi thời tiết trở lên lạnh hơn thì cây sẽ ra hoa muộn, còn khi thời tiết nóng nhiều hơn thì cây sẽ cho hoa sớm. Do đó nếu bạn gặp cây hoa lan tai trâu nào có hiện tượng nở sớm, cần phải đem cây vào nơi bóng mát hoặc tưới nước thường xuyên vào sáng sớm, như vậy sẽ đảm bảo hoa nở đúng thời điểm và tươi lâu hơn.